BARU VI SINH
NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP SẠCH
img

Chất lượng không khí

14/07/2021

CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG CHĂN NUÔI

 

Hoạt động chăn nuôi ảnh hưởng đến chất lượng không khí thông qua việc phát thải các khí có mùi như amoniac, hydro sunfua cũng như các chất dạng hạt, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và chất ô nhiễm không khí. Một số các chất này ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Chúng cũng tạo ra carbon dioxide, methane và oxit nitơ có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Các hợp chất có mùi thường chứa nitơ (tức là amoniac) hoặc lưu huỳnh (tức là hydro sunfua, mùi của trứng thối). Mặc dù mùi hôi không ảnh hưởng lớn đến môi trường, nhưng mùi phát thải từ các trang trại chăn nuôi lại luôn là nguyên cớ đầu tiên cho những khiếu nại từ các khu dân cư. Trước đây, mùi hôi thường được coi là “sản phẩm phụ” của hoạt động nông nghiệp, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi trong xã hội tiêu dùng cũng như sự gia tăng dân số, mùi hôi ngày càng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng mỗi khi đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

Các nguồn phát thải khí bao gồm chuồng trại, bề mặt máng ăn, kho chứa phân, đống ủ chua, cấu trúc ủ phân …. Nhìn chung, khí thải chủ yếu đến từ sự phân hủy của vi sinh vật trong phân được lưu trữ trong các hố hoặc đầm và phát tán trong không khí. Mỗi nguồn phát thải sẽ có nguồn gốc khác nhau bởi các chất, phát ra khác nhau bởi cơ chế tác động ảnh hưởng sinh thái khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm.

Amoniac có ảnh hưởng trực tiếp, độc hại đến thảm thực vật. Khi khí này theo mưa quay trở lại đất và nước, nó phá vỡ hệ sinh thái, gây ra hiện tượng tảo nở hoa trong các vùng nước và làm chua đất. Người ta ước tính rằng khí thải từ chất thải động vật chiếm khoảng một nửa lượng amoniac thải ra ở Hoa Kỳ hàng năm.

Hydro sunfua là một chất khí không màu, có mùi trứng thối nồng nặc và khó chịu. Nó được tạo ra trong môi trường yếm khí (thiếu oxy) bằng cách phân hủy vi sinh vật hữu cơ chứa lưu huỳnh trong phân.

Mêtan và nitơ oxit là những khí gây hiệu ứng nhà kính góp phần vào sự nóng lên toàn cầu. EPA ước tính rằng hơn 30% lượng khí thải mê-tan của các quốc gia đến từ hoạt động chăn nuôi. Tương tự như lưu huỳnh, metan nông nghiệp, được thải ra trong quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Nitơ oxit hình thành thông qua các quá trình vi sinh vật nitrat hóa và khử nitrat hóa.

Như đã nói ở trên đa số các khiếu nại về hoạt động chăn nuôi là do mùi hôi. Mùi không phải do một chất duy nhất gây ra, mà là kết quả của một số lượng lớn các hợp chất cùng tạo ra, trong đó có amoniac và hydro sunfua.

Kiểm soát chất lượng không khí như thế nào
Phát thải mùi và khí từ các cơ sở chăn nuôi phát sinh từ ba nguồn: chuồng trại, kho chứa phân và bón đất. Việc loại bỏ khí thải từ một trong ba nguồn có thể sẽ không loại bỏ được hoàn toàn khí thải. Các công nghệ kiểm soát thường chỉ giải quyết một trong ba nguồn. Nhiều công nghệ hiện nay có thể làm giảm lượng khí thải nhưng không loại trừ được chúng. Sau đây là một số phương pháp khác nhau có thể giúp giảm lượng khí thải và mùi hôi từ các hoạt động chăn nuôi.

Bón đất đã và đang là phương pháp chủ yếu để xử lý phân và tái chế thành phần dinh dưỡng và hữu cơ trong phân. Việc bón xuống đất không phải nhằm giảm thiểu phát thải amoniac, mêtan hoặc các hợp chất khí khác, mà tập trung vào việc giảm mùi hôi và tránh thải trực tiếp vào nguồn nước, cũng như làm giàu cho đất với những chất hữu cơ có lợi cho cây trồng.

Kiểm soát khí thải trong quá trình bón đất được thực hiện tốt nhất bằng cách phun trực tiếp phân đã qua xử lý xuống dưới lớp đất phủ. Phân rắn thường ít mùi hơn so với phân lỏng, nhưng do không thể bơm phân vào đất nên việc trộn nhanh vào đất bằng cách rải đều hoặc các kỹ thuật tương tự là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu mùi hôi.

Người nông dân nên tham khảo ý kiến ​​của các cư dân không làm nông, trước khi bón phân. Cần cố gắng hết sức để tránh bón phân vào cuối tuần, ngày lễ, hoặc trong các buổi dã ngoại và các buổi tụ họp khác. Ngoài ra, cũng cần được xem xét hướng gió theo các mùa để tránh những hướng gió có thể phát tán mùi hôi đi xa vào các khu vực dân cư.

Có thể giảm phát thải từ các chuồng trại bằng cách ức chế sự tạo ra chất gây ô nhiễm như sử dụng men vi sinh trong thức ăn hoặc nước uống, loại men vi sinh có chức năng giảm mùi hôi rõ rệt như men Baru, EM và một số chế phẩm vi sinh khác. Đơn cử Baru tác dụng giảm mùi hôi rõ rệt là vì có chứa các chủng vi sinh và nấm men có khả năng thay đổi gốc hóa học của hợp chất skatole hay 3-methylindole là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên trong phân là là nguyên nhân gây mùi hôi.

Ngoài ra có thể giảm thiểu mùi hôi và khí thải từ chuồng gia súc bằng cách xây dựng chuồng trại cách xa khu dân cư, trồng nhiều cây cao xung quanh chuồng trại và tránh hướng gió.

Các kho chứa phân bao gồm khu chứa chất thải lộ thiên, hố sâu, ao và các đống phân rắn. Nếu để ngoài trời cần có lớp phủ thấm và không thấm, nguồn gốc tự nhiên như rơm rạ, trấu, bã ngô …. Quan trọng hơn là phải có các biện pháp kiểm soát sinh học đối với các ao, hồ này (cả kỵ khí và hiếu khí).  

Các hồ hiếu khí cần được khuấy động liên tục để giữ một lượng oxy thích hợp trong hệ thống. Các hồ yếm khí, trái lại, là nơi các vi sinh vật phát triển mạnh mà không cần oxy, sẽ làm giảm mùi hôi khi quá trình phân hủy chất hữu cơ hoàn tất.

Ủ phân là một quá trình sinh học hiếu khí biến chất thải động vật thành chất hữu cơ phong phú. Kiểm soát sinh học và ủ phân phải được quản lý thích hợp để có hiệu quả trong việc kiểm soát mùi hôi và khí thải từ các kho chứa phân.

Kỹ thuật xử lý phân để giảm thiểu khí thải có tác dụng nhưng có những hạn chế nhất định. Ví dụ, tách chất rắn khỏi phân lỏng giúp giảm tải cho các hồ yếm khí, nhưng lại phải xử lý tiếp bã phân. Các thiết bị phân hủy kỵ khí làm giảm mùi hôi, nhưng có thể không khả thi về mặt kinh tế.

Tóm lại, việc xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là một trong những vấn đề lớn để đảm bảo chất lượng không khí giúp gìn giữ môi trường và đảm bảo không gian sống sạch và xanh cho con người.

Nguồn: Tổng hợp từ trang tin Nông nghiệp Hoa Kỳ

 

Bài viết liên quan
Chưa có dữ liệu