BARU VI SINH
NÂNG TẦM NÔNG NGHIỆP SẠCH
img
Các lĩnh vực ứng dụng
Các lĩnh vực ứng dụng

Lợi ích vô giá của đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học

Nguồn: www.converse-energy-future

Đa dạng sinh học là một thuật ngữ mô tả sự đa dạng của các sinh vật sống trên trái đất, bao gồm các vi sinh vật, thực vật, động vật và các hệ sinh thái (như rạn san hô, rừng, rừng nhiệt đới, sa mạc, v.v.)

Đa dạng sinh học cũng đề cập đến số lượng hoặc sự phong phú của các loài khác nhau sống trong một khu vực cụ thể. Nó đại diện cho sự giàu có của tài nguyên sinh học có sẵn cho con người. Liên hợp quốc đã chỉ định 2011–2020 là Thập kỷ của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học xuất phát từ quan điểm mỗi loài dù lớn hay nhỏ đều có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Các loài thực vật và động vật khác nhau phụ thuộc vào nhau để có được những gì mà mỗi loài mang lại, và sự đa dạng loài đảm bảo tính bền vững tự nhiên cho mọi dạng sống. Đa dạng sinh học lành mạnh và ổn định có thể phục hồi sau nhiều thảm họa.

Rạn san hô

Đa dạng sinh học gồm có ba yếu tố:

  • Đa dạng di truyền,
  • Đa dạng hệ sinh thái và
  • Đa dạng loài (Gần đây, một khía cạnh mới cũng đã được thêm vào, đó là 'đa dạng phân tử'.)

Đa dạng sinh học phân bố không đều. Nó thay đổi trên toàn cầu và trong từng khu vực. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến đa dạng sinh học bao gồm: nhiệt độ, độ cao, lượng mưa, thổ nhưỡng và mối quan hệ của những yếu tố trên với các loài. Ví dụ, đa dạng sinh học đại dương thấp hơn 25 lần so với đa dạng sinh học trên cạn. Đa dạng sinh học cũng tăng lên nếu tính từ  các Bắc cực và Nam cực về khu vực nhiệt đới.

Đa dạng sinh học là kết quả của 3,5 tỷ năm tiến hóa và đã kinh qua các thời kỳ tuyệt chủng. Giai đoạn tuyệt chủng mới nhất và tàn khốc nhất là tuyệt chủng Holocene, xảy ra cách đây 12,000 năm.

Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng?

Đa dạng sinh học quan trọng đối với con người và môi trường trên tất cả các phương diện:

  1. Cung cấp một số dịch vụ tự nhiên mà con người không thay thế được

Chúng ta phụ thuộc vào một số dịch vụ tự nhiên do hệ sinh thái cung cấp đảm bảo các cá thể có thể sống lành mạnh trên Trái đất. 

  • Duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái: Đan dạnh sinh học giúp tái chế và lưu trữ chất dinh dưỡng, chống ô nhiễm bằng cách phân hủy các chất hữu cơ và hấp thụ chất dinh dưỡng, ổn định khí hậu, bảo vệ nguồn nước, hình thành và bảo vệ đất, phục hồi sau các thảm họa tự nhiên không thể đoán trước và duy trì cân bằng sinh thái tổng thể.
  • Cung cấp tài nguyên sinh học : Cung cấp thuốc, dược phẩm, thực phẩm cho con người và động vật; cung cấp cây cảnh, sản phẩm gỗ, giống, nguồn tài nguyên trong tương lai và sự đa dạng của các loài, hệ sinh thái và gen.
  • Lợi ích xã hội: Giải trí và du lịch, giá trị văn hóa và giáo dục, nghiên cứu và giám sát.

 2. Cung cấp lương thực, thực phẩm

Đa dạng sinh học cung cấp tất cả các loại thực phẩm cho hành tinh. Do sự sẵn có của các loài khác nhau, con người có thể có được nhiều loại vật liệu và thực phẩm để có thể sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

Các loại thực phẩm khác nhau như cá, thịt, rau, trái cây và ngũ cốc đều có sẵn do sự đa dạng sinh học của hành tinh. 80% nguồn cung cấp thực phẩm cho con người đến từ 20 loại thực vật. Nhưng con người sử dụng 40.000 loài để làm thức ăn, quần áo và nơi ở.

  1. Đa dạng sinh học và sức khỏe con người

Đa dạng sinh học cũng đóng một vai trò thiết yếu trong việc khám phá thuốc và nguồn dược liệu. Thông qua đa dạng sinh học, các nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong khám phá y học và đã tìm ra phương pháp chữa trị một số bệnh.

Tất cả điều này đã có thể thực hiện được nhờ nghiên cứu về di truyền học của động vật và thực vật cũng như sinh học. 80% vắc-xin và thuốc được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị tương ứng là từ đa dạng sinh học trên thế giới. 80% dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên.

  1. Giữ gìn bảo vệ đa dạng sinh học giúp con người khỏe mạnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự bùng phát dịch bệnh và sự suy thoái của thiên nhiên.

Khi hoạt động buôn bán động vật hoang dã toàn cầu tiếp tục diễn ra và các dự án phát triển mở rộng sâu hơn vào các khu rừng nhiệt đới, con người đang tăng cường tiếp xúc với động vật hoang dã và những căn bệnh mà chúng có thể mang theo. 70% các bệnh do virus là do lây lan từ động vật sang người.

Ví dụ, đại dịch COVID-19 có thể bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Trung Quốc. Với COVID-19, chúng ta đã thấy những thiệt hại mà bệnh tật có thể gây ra không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Phá rừng cũng đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu, cho ra đời nhiều loại bệnh bằng cách cho phép những tác nhân mang mầm bệnh như muỗi, chim, dơi mở rộng phạm vi hoạt động của chúng và lây nhiễm sang người.

Điều này cho thấy chúng ta phải chăm sóc thiên nhiên để chăm sóc chính mình. Bằng cách bảo vệ đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái của Trái đất, các quốc gia có thể cứu mạng sống và tiền bạc, đồng thời giúp ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

  1. Tính liên tục của hành tinh và sự cân bằng của hệ sinh thái

Đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ sinh thái làm cho sự sống có thể tồn tại được trên Trái đất. Cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học là rất quan trọng đối với tất cả trái đất, không chỉ con người.

Các dịch vụ sinh thái bao gồm lọc không khí, bổ sung và làm sạch hệ thống nước, hấp thụ hóa chất và phân hủy chất ô nhiễm, ổn định khí hậu, tái chế và lưu trữ chất dinh dưỡng, hình thành và bảo vệ đất cũng như phục hồi nhanh chóng sau thảm họa thiên nhiên. Các vòng đời quan trọng như chu trình nước và chu trình nitơ đều được xác định bởi đa dạng sinh học.

  1. Bảo tồn đa dạng sinh học – Giải pháp cho biến đổi khí hậu

Bảo tồn đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được những mức giảm phát thải. Thiên nhiên đóng góp ít nhất là 30% lượng giảm phát thải cần thiết vào năm 2030 để ngăn chặn thảm họa khí hậu theo một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được công bố vào năm 2017 của một nhóm các nhà nghiên cứu do Bronson Griscom đứng đầu.

Trong khi đó việc phá hủy các hệ sinh thái rừng chịu trách nhiệm cho 11% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, vì vậy việc bảo vệ rừng giúp ngăn chặn việc thải các loại khí này vào khí quyển. Cây cối lưu trữ carbon trong mô của chúng, khiến việc trồng cây gây rừng càng trở nên cấp thiết hơn.

Một số hệ sinh thái, chẳng hạn như rừng ngập mặn, đặc biệt tốt trong việc lưu trữ carbon và loại bỏ carbon khỏi khí quyển. Rừng và hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp vùng đệm quan trọng trước những cơn bão và lũ lụt cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu.

Xác động vật chết trong 1 vụ cháy rừng

Các hệ sinh thái này rất phức tạp, có nghĩa là chúng hoạt động tốt nhất và có khả năng phục hồi tốt hơn trước các tác động của biến đổi khí hậu, khi tất cả các phần của hệ sinh thái đều ở đúng vị trí, nghĩa là đa dạng sinh học còn nguyên vẹn.

  1. Đa dạng sinh học và Công nghiệp

Sinh vật cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp. Nhiều nguyên liệu thô cho công nghiệp, bao gồm: cao su, bông, da, thực phẩm, giấy, gỗ, nước, sợi, dầu và thuốc nhuộm, được cung cấp bởi các nguồn tài nguyên sinh vật. Những tài nguyên này sau đó được các ngành công nghiệp sử dụng để xử lý và sản xuất các sản phẩm đa dạng  phục vụ cho con người với các mục đích sử dụng khác nhau.

  1. Đa dạng sinh học và Kinh tế

Đa dạng sinh học là vô giá. Tuy nhiên, đã có những nỗ lực nhằm đánh giá giá trị kinh tế đối với đa dạng sinh học để mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này đối với nhân loại và những chi phí và lợi ích có được khi làm (hoặc không làm) một việc gì đó.

Ít nhất  40%  nền kinh tế thế giới và 80% nhu cầu của người nghèo bắt nguồn từ tài nguyên sinh học. Tổ chức “Sáng kiến ​​Kinh tế về Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học”  (TEEB) ước tính rằng các cơ hội kinh doanh bền vững toàn cầu từ việc đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên có thể  trị giá từ 2 đến 6 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2050 .

Nhìn chung, các ngành như Dược phẩm, Công nghệ sinh học, Hạt giống nông nghiệp, Chăm sóc sức khỏe, Thực vật, Thực phẩm & Đồ uống, Lâm nghiệp thương mại và Du lịch sinh thái có thể mất đến 338 tỷ đô la Mỹ mỗi năm nếu tình trạng suy giảm đa dạng sinh học tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện nay.

Khoảng  75%  lương thực toàn cầu dựa vào động vật và côn trùng như ong bướm để thụ phấn cho chúng. Tuy nhiên, nhiều quần thể sinh vật này đang suy giảm, điều này có thể khiến hơn 235 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp gặp rủi ro. 

Hàng trăm triệu người cũng phụ thuộc vào thiên nhiên và các loài để kiếm sống hàng ngày. Điều này đặc biệt đúng đối với các cộng đồng đang gặp khó khăn ở các nước đang phát triển. Du lịch thiên nhiên cũng là một nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia.

  1. Đa dạng sinh học và Văn hóa

Đa dạng sinh học là tài nguyên vô giá vì ẩn chứa vô số cách thức truyền cảm hứng, vẻ đẹp và sự đa dạng trong tự nhiên cho con người. Đa dạng sinh học thúc đẩy các hoạt động giải trí như xem chim, câu cá, đi bộ xuyên rừng, leo núi và tham quan các thắng cảnh thiên nhiên …

Đa dạng sinh học ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa vì nó truyền cảm hứng cho mọi người theo những cách khác nhau. Các hệ sinh thái như công viên và các khu bảo tồn khác cung cấp nguồn kiến ​​thức và giải trí cho du khách. Trở về với tự nhiên là nguồn cảm hứng thường xuyên cho các nhà văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ, biên kịch, thiết kế. Và họ đến lượt mình giúp định hình cho sự phát triển của xã hội và các thế hệ tiếp theo. Có thể nói, giáo dục và nghiên cứu sinh học là kết quả của đa dạng sinh học.

Trong lịch sử loài người, các loài vật và cây cỏ thường gắn liền với bản sắc tôn giáo, văn hóa của các dân tộc. Tất cả các tôn giáo lớn đều dựa trên các yếu tố tự nhiên và 231 loài chính thức được sử dụng làm biểu tượng quốc gia ở 142 quốc gia. Ví dụ chim đại bang đầu trắng là biểu tượng của nước Mỹ và gà trống Gaulois là biểu tượng của nước Pháp trong khi biểu tượng của Canada là lá phong.

Thật không may, hơn một phần ba trong số các loài động đang bị đe dọa, tuy vậy đại bàng hói và bò rừng Mỹ là những ví dụ về sự thành công trong công tác bảo tồn với tư cách là biểu tượng quốc gia.

  1. Điều chỉnh và thích ứng

Sự đa dạng sinh học trong cấu trúc di truyền giúp thực vật và động vật điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi môi trường tương ứng. Biểu hiện rõ rang nhất là đa dạng di truyền giúp các loài chống lại bệnh tật.

Lý do mất đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học của trái đất đang suy giảm nghiêm trọng mà con người và chủ nghĩa tiêu thụ chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hủy hoại đa dạng sinh học của trái đất. 

 “Bộ tứ ác quỷ” là thuật ngữ được Jared Diamond sử dụng để chỉ 4 nguyên nhân hàng đầu. Đó là: sản xuất và tiêu thụ quá mức cần thiết, phá hủy môi trường sống, tuyệt chủng thứ cấp và các loài du nhập. Các yếu tố được Edward Wilson xác định được mô tả bằng từ viết tắt - HIPPO có nghĩa là hủy hoại môi trường sốngbiến đổi khí hậu, các loài xâm lấn, ô nhiễmdân số quá đông và thu hoạch quá mức.

  1. Phá hủy môi trường sống

Sự phá hủy môi trường sống là nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học. Mất môi trường sống là do nạn phá rừng, dân số quá đông, ô nhiễm và  sự nóng lên toàn cầu. Các loài có kích thước lớn và những loài sống trong rừng hoặc đại dương bị ảnh hưởng nhiều hơn do giảm môi trường sống.

Một số chuyên gia ước tính rằng khoảng 30% các loài trên trái đất sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), trên toàn cầu, khoảng một phần ba số loài đã biết đang bị đe dọa tuyệt chủng. Thậm chí người ta ước tính rằng 25% tổng số động vật có vú sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 20 năm nữa.

  1. Loài xâm lấn

Kể cả khi một yếu tố nhỏ của hệ sinh thái bị phá vỡ, sự cân bằng của toàn bộ hệ thống sẽ bị đe dọa. Các hệ sinh thái nước ngọt ngày nay là những hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất. Các loài xâm lấn đề cập đến những loài thường bị hạn chế trong hệ sinh thái do sự hiện diện của các rào cản tự nhiên.

Vì những rào cản này không còn tồn tại, các loài xâm lấn xâm chiếm hệ sinh thái, tiêu diệt các loài bản địa. Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính khuyến khích các loài xâm lấn.

  1. Khai thác quá mức các loài

Các loài cũng có thể bị đe dọa do ô nhiễm di truyền – lai tạo không kiểm soát và tràn ngập gen. Ví dụ, các loài phong phú có thể giao phối với các loài quý hiếm, do đó gây ra sự xáo trộn của nguồn gen.

Khai thác quá mức biểu hiện ở các hoạt động như đánh bắt quá mứcsăn bắn quá mức, khai thác gỗ quá mức và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Hơn 25% nghề cá toàn cầu đang ở tình trạng đánh bắt cá quá mức dẫn đến tình trạng suy giảm cá loài cá trầm trọng.

  1. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu cũng đang trở thành nguyên nhân chính làm mất đa dạng sinh học. Những thay đổi về khí hậu và nhiệt độ toàn cầu tác động trực tiếp đến các yếu tố cần thiết cho môi trường sống bền vững. Ví dụ, nếu tốc độ nóng lên toàn cầu tiếp tục như hiện nay, các rạn san hô, vốn vô cùng quan trọng cho đa dạng sinh học, sẽ biến mất sau 20-40 năm nữa.

Động vật hoang dã ở vùng núi đòi hỏi nhiệt độ mát mẻ như thỏ đá và khỉ đột núi trong tương lai gần có thể bị thu hẹp môi trường sống do sự nóng lên toàn cầu. Nếu sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục, 10% các loài trên toàn thế giới sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu khiến cho các vụ cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn

  1. Ô nhiễm

Các dạng ô nhiễm khác nhau, bao gồm ô nhiễm nướcô nhiễm đấtô nhiễm không khí  và ô nhiễm nông nghiệp, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống sinh học, phá hủy môi trường sống của động vật và thực vật do giải phóng các chất độc hại và hóa chất.

Một số khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng đã trở thành vùng chết vì không có đủ điều kiện để duy trì bất kỳ dạng sống nào. Ngoài việc phá hủy môi trường sống, ô nhiễm còn gây ra những tác động tích lũy lâu dài đối với sức khỏe của các loài, góp phần dẫn đến cái chết cuối cùng của chúng. Trong đó, các dạng sống ở biển và nước ngọt bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm.

  1. Quá tải dân số

Dân số quá đông khiến cho các khu vực dân cư ngày càng mở rộng và lấn chiếm quỹ đất dành cho các loài, ô nhiễm gia tăng và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức đã góp phần đáng kể vào sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài. Số lượng các loài bị đe dọa vẫn tiếp tục tăng lên trên toàn thế giới, trong khi một số loài đã tuyệt chủng hoàn toàn.

Các hoạt động của con người như axit hóa hệ thống nước, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, đánh bắt quá mức, săn trộm và việc phá hủy (vô tình hoặc cố ý) các hệ thống tự nhiên đã góp phần làm mất đa dạng sinh học.

  1. Thiên tai

Thiên tai: lũ lụt, going bão, hạn háncháy rừngđộng đất, núi lửa phun trào, dịch bệnh, v.v. là những tác nhân gây thiệt hại nặng nề cho đời sống thực vật và động vật. Trong tự nhiên, các giai đoạn như vậy thường giới hạn ở các quần thể thực vật hoặc động vật nhất định vì mầm bệnh thường đặc trưng cho các loài hoặc nhóm loài cụ thể.

Lũ lụt thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới ẩm, có xu hướng nhấn chìm phần lớn thảm thực vật trên mặt đất, giết chết một số lượng lớn động vật trong khi làm xói mòn dưỡng chất trong đất. Ở những địa phương có mật độ cây cối rậm rạp, cháy rừng thường biến một số lượng lớn các loài động thực vật thành tro bụi, và động đất cũng vậy.

Các vụ phun trào núi lửa đôi khi có thể phá hủy hoàn toàn đời sống thực vật và động vật ở các khu vực xung quanh. Dịch bệnh trái lại đem đến cái chết cho các cộng đồng dân cư.

  1. Ô nhiễm di truyền

Ô nhiễm di truyền đề cập đến sự lai tạo hoặc kỹ thuật di truyền của các loài. Nó được áp dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp để tăng khả năng kháng bệnh và khí hậu địa phương cho năng suất cao. Điều này đe dọa các loài, đặc biệt là khi sự lai tạo và kỹ thuật di truyền không được kiểm soát. Cuối cùng, nó mang lại những kiểu gen duy nhất thay thế các vật liệu di truyền đa dạng tồn tại ban đầu.

Do đó, chúng ta có thể thấy rằng đa dạng sinh học, vốn rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của sự sống trên trái đất, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố liên quan đến các hoạt động của con người. Cần phải hành động khẩn cấp để bảo vệ sự đa dạng sinh học vốn hết sức tuyệt vời của hành tinh. Chúng ta phải tạo ra các chính sách kinh tế để duy trì sự đa dạng sinh học của Trái đất và thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sống và các loài.