Cái khó không bó cái khôn
Cùng với các ngành khác trong nông nghiệp, ngành nuôi tôm gặp khó khăn "double" đó là COVID 19 và đối với nuôi tôm nước lợ thì là nạn hạn hán và xâm nhập mặn. Ảnh hưởng của khô hạn, nắng nóng, thời tiết bất thường khiến tôm chết ở nhiều địa phương. Trong khi đó giá tôm có lúc rớt đến trên 30% so cùng kỳ năm 2019 khiến nhiều người nuôi gần như ''trắng tay''. Tuy vậy, ""cái khó ló cái khôn", con tôm xuất ngoại vẫn đem về 3,78 tỷ đô la, vượt 12,4% so với năm 2019.
Ngành tôm nói chung và người nuôi nói riêng đã vận dụng một cách linh hoạt để vượt khó. Đầu tiên đó là tập trung cho tiêu dùng nội địa và liện tục ứng dụng những thành quả nghiên cứu khoa học và những sản phẩm mới phục vụ cho thủy sản. Trong đó, cần kể đến việc đưa sản phẩm sinh học vào quá trình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT).
Vì sao con tôm Việt?
Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế đặc biệt trong việc nuôi tôm, nơi đây vốn có thời tiết phù hợp và rất nhiều rừng ngập mặn tự nhiên. Những ưu thế địa lý không nơi nào trên thế giới có được giúp cho tôm Việt Nam có một vị thế đáng nể trên thị trường. Người nước ngoài biết đến tôm Việt Nam đầu tiên chính là nhờ vào thương hiệu tôm sú. Có thể nói, tôm sú Mangrove của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đạt chứng nhận tôm sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế, được nuôi dưới tán rừng đước ở vùng Đất Mũi – Cà Mau rất nổi tiếng.
Các chuyên gia thị trường từ châu Âu từng chia sẻ: “Tôm sú Việt Nam sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu do rừng ngập mặn mang lại, không dùng thức ăn công nghiệp, 100% không dùng thuốc kháng sinh. Do đó, người tiêu dùng xem tôm sú Việt Nam gần như là tôm sú nuôi tự nhiên, hoang dã”.
Cùng với tôm sú, thì TTCT vốn là thế mạnh mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho ngành tôm Việt Nam. Khi chất lượng sản phẩm ngày một được cải thiện, nâng cao hơn bởi nguồn nguyên liệu được sản xuất từ các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá thành cạnh tranh. Nên TTCT luôn có sức hút và chinh phục được nhiều thị trường trên thế giới kể cả những thị trường khó tính nhất.
Thế mạnh của Mekong Delta
Sóc Trăng là một tỉnh vốn dựa nhiều vào trồng trọt, nhưng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn khiến Sóc Trăng và các tỉnh ĐBSCL đều bị ảnh hưởng. Việc nuôi tôm phục vụ xuất khẩu đang trở thành mũi nhọn của tỉnh. Mục tiêu thả nuôi tôm trong năm 2021 của Sóc Trăng là 51.000 ha, sản lượng ước đạt 172.000 tấn. Tỉnh Bạc Liêu, năm 2020 thả nuôi gần 130.000 ha tôm; trong đó, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 9.000 ha. Bạc Liêu đang phấn đấu đạt con số 1 tỷ USD xuất khẩu tôm. Năm 2021, tỉnh đang tích cực hoàn thiện hạ tầng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người nuôi đầu tư vào ngành tôm.
Cà Mau là vùng nuôi cũng như xuất khẩu tôm lớn của cả nước, tính đến tháng 2/2021, tổng sản lượng thủy sản đạt 49.500 tấn, tăng 3,1% so cùng kỳ; trong đó sản lượng tôm đạt 16.750 tấn, tăng 6,7%. Theo quy hoạch đến năm 2025, tỉnh Cà Mau giữ ổn định diện tích nuôi tôm khoảng 280.000 ha, sản lượng đạt 700.000 tấn, tăng bình quân 3,5%/năm.
Với những lợi thế sẵn có, sản phẩm sinh học Baru đặt mục tiêu đồng hành cùng người nuôi tôm, góp một phần vào bước phát triển chung của ngành nuôi tôm nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà nói chung