ĐẠI DỊCH CHUỐI: MỐI NGUY TỪ NẤM FUSARIUM
Tổng hợp từ American Society of Microbiology và BBC Future
Trái chuối thơm ngon bổ dưỡng có mặt trên bàn ăn của các gia đình trên toàn thế giới là nhờ ngành công nghiệp chuối và ngành công nghiệp đó đang bị đe dọa bởi Fusarium oxysporum bệnh thực vật gây hại nặng trên nhiều loại cây nông nghiệp trên đồng ruộng và trong quá trình bảo quản, đặc biệt nhất là trên chuối. Nó được coi là một “sát thủ thầm lặng” lây lan một cách "vô hình", trước cả khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Khi bệnh lan rộng thì đã quá muộn, không thể kiểm soát nữa.
Mặc dù nghe na ná như đại dịch Covid-19, nhưng thực ra chúng ta đang nói về căn bệnh Tropical Race 4 (TR4), hoành hành trên cây chuối.
Căn bệnh này còn được biết với tên gọi "Bệnh Panama", do nấm Fusarium mà vào những năm 1950 đã chấm dứt sự thống trị của giống chuối Gros Michel trong các cửa hàng bách hóa. Chuối xuất khẩu được trồng nhiều nhất ở các đồn điền Trung và Nam Mỹ nơi giống chuối Gros Michel biệt danh “Mike bự” hội những điểm ưu việt để xuất khẩu: hương vị thơm ngon, thu hoạch vào lúc chuối còn xanh và sẽ từ từ chín trong chuyến du hành vượt đại dương mà không bị hư hỏng.
10 năm sau khi “Mike bự” biến mất, một giống chuối khác là Cavendish (chuối già Nam Mỹ được đặt theo tên của Đệ Thất Công tước xứ Devonshire, William Cavendish, người đã trồng cây chuối này trong nhà kính của mình ở Chathsworth House, ngày nay ở đó vẫn còn một cây) đã thay thế nó trên các kệ hàng, tuy hương vị có kém hơn ít nhiều nhưng nó có một lợi thế là đối kháng với sát thủ Fusarium. Nhờ vậy mà người tiêu dùng trên khắp thế giới có thể hàng ngày thưởng thức loại trái cây ưa thích này.
Tuy vậy trong thập niên vừa rồi, phiên bản mới của nấm Fusarium “bẻ được khóa” của Cavendish và nó thình lình tăng tốc, lan từ Châu Á đến Úc, Trung Đông, Châu Phi, và gần đây nhất là lây đến Nam Mỹ, nơi xuất thân của đa số chuối có mặt ở khắp các siêu thị trên thế giới, nhất là ở Bắc Bán cầu.
Đến nay, căn bệnh đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia, gây ra nỗi lo sợ cơn "đại dịch chuối" xuất hiện và tạo ra tình trạng thiếu hụt loại trái cây mà cả thế giới ưa thích.
Các nhà khoa học khắp thế giới đang làm việc không ngừng cố tìm ra phương thức chữa trị, bao gồm cả việc tạo ra loại chuối biến đổi gen (GM) và chế tạo vaccine. Nhưng điều đó còn xa vời bởi trái cây biến đổi gen vẫn phải chờ các nhà làm luật phê chuẩn và người tiêu dùng đón nhận. Và cũng giống như đại dịch Covid-19, câu hỏi không chỉ là liệu ta có tìm ra phương thức chữa trị không, mà còn là bằng cách nào ta có thể sống với trạng thái "bình thường mới": có thể vắng mặt trái chuối thơm ngon bổ dưỡng trên bàn ăn?
Lịch sử của cây chuối cho thấy điều gì?
Như đã nói ở trên, đây không phải là lần đầu tiên chuối thương mại đối mặt với tình trạng diệt chủng.Vào thập niên 1950, ngành công nghiệp chuối đã bị tàn phá vì "một trong những trận đại dịch thực vật tồi tệ nhất trong lịch sử", khi nấm Fusarium lần đầu tiên tổng tấn công vào chuối. Bệnh nấm này bắt nguồn từ Châu Á, trước khi lan rộng đến những trang trại trồng chuối khổng lồ khắp Trung và Nam Mỹ.
Mặt cắt của giống chuối Kea e 'Kea có biểu hiện héo và hoại tử xylem do nấm Fusarium gây ra
Lý do khiến căn bệnh này tàn phá khủng khiếp, theo Fernado García-Bastidas – nhà nghiên cứu sức khỏe cây trồng về căn bệnh TR4 ở Đại học Wageningen ở Hà Lan – là vì chuối trên thị trường thương mại thế giới đều thuộc một giống duy nhất, là Gros Michel và sau này là Cavendish.
Mỗi cây chuối đều được nhân giống để cho ra cả kích cỡ, hình dáng giống nhau, lấy từ chồi mọc lên từ củ chuối của cây mẹ - giúp loài cây này dễ nhân rộng hàng loạt. Điều đó có nghĩa là các cây chuối gần như giống hệt nhau về gene, giúp trồng ra những quả chuối giống nhau và có chất lượng đồng nhất. Kết quả là, các trang trại bạt ngàn những cây chuối là bản sao của nhau có thể nhiễm bệnh trong thời gian ngắn do nấm Fusarium lây lan nhanh chóng mặt.
Xét từ quan điểm kinh doanh, việc này đem lại nguồn thu lớn cho nền công nghiệp trồng chuối, nhưng từ quan điểm dịch tễ thì việc ngành công nghiệp trồng chuối dựa trên số lượng nguồn gene cực kỳ hạn chế, khiến cho nó dễ bị bệnh dịch xâm lấn hơn.
Bệnh héo rũ Fusarium là loại bệnh thường gặp trên nhiều loại cây trồng như dưa và cà chua, không chỉ xảy ra với cây chuối. Nó xâm lấn rồi ăn dần lên thân cây cho đến khi lan đến các xylem là một phần của hệ thống mô mạch thực vật, hoạt động giống như một máy bơm để vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng từ đất lên cây. Nấm phát triển bên trong xylem thực vật, ngăn chặn sự trao đổi chất (tác động thực thể hoặc thông qua phản ứng thực vật), sau đó để lại các bào tử lên xylem nơi chúng nảy mầm và ngăn cản nước tới các mô mạch. Thiếu nước, cây suy yếu, lá héo rũ và chết.
Khi nấm đã ở trong đất, nó tồn tại trong nhiều năm dưới dạng bào tử chlamydospores và kháng lại thuốc diệt nấm, nên rất khó loại bỏ. May mắn thay, hiểu biết về F. oxysporum f. sp. cubense và cơ chế bệnh sinh của nó đã phát triển kể từ TR1 cùng với mối quan tâm ngày càng sâu rộng của giới chuyên môn, nên bệnh dịch TR4 đã được theo dõi và quan tâm sâu rộng.
García-Bastidas là người phát hiện ra TR4 ở ngoài châu Á (Jordany) năm 2013 và ông có một dự cảm tồi tệ là căn bệnh này sẽ lan rộng đến các đồn điền trồng chuối rộng lớn ở Nam Mỹ.
Vào năm 2019, dự cảm tồi tệ nhất của ông biến thành hiện thực - ông nhận được một cuộc gọi từ trang trại ở Colombia. Các cây chuối xuất hiện tình trạng vàng lá và họ muốn gửi ông một số mẫu xét nghiệm. Giống như mọi quốc gia gặp phải dịch bệnh TR4, Colombia giờ đây đang cố làm chậm lại đợt bùng phát trong khi thế giới hồi hộp quan sát dấu hiệu căn bệnh lan ra ở phần còn lại của Châu Mỹ Latin và vùng Caribean.
Vì vẫn chưa có cách nào chữa trị đặc hiệu, tất cả những gì người ta có thể làm là cách ly nông trại nhiễm bệnh và áp dụng những biện pháp an ninh sinh học như tẩy trùng giày ủng nông dân, tránh di chuyển cây giữa các trang trại. Nói cách khác, cây chuối cũng được rửa tay và giãn cách xã hội như bạn vậy.
Hiện nay, trong các giải pháp phòng bệnh, các chế phẩm sinh học nấm đối kháng Fusarium, kết hợp với các chế phẩm Nano, đã nghiên cứu và thử nghiệm cho các tín hiệu giải pháp khả quan phòng và trị bệnh TR4. Tin vui mấy tháng vừa rồi 1 vườn chuối của chị Tươi (đại lý phân bón sdt 0967277564) bị chớm bệnh Panama dùng Baru tưới cho cây đã làm hồi sinh vườn chuối.
Ngoài ra giới chuyên gia cũng tích cực làm phong phú ngân hàng gen cho chuối thương mại với nhiều giống chuối ở khắp nơi. Chẳng hạn riêng ở Việt Nam đã có 13 loại chuối thơm ngon và có hương vị khác nhau: chuối cau, chuối ngự, chuối tiêu, chuối sứ (xiêm), chuối sáp, chuối hột, chuối bom (chuyên dùng làm chuối sấy), chuối ngốp, chuối lùn, chiếu laba, chuối tiêu hồng, chuối táo quạ và chuối già hương. Hy vọng vào một ngày một trong những loại chuối của Việt Nam cùng với chuối ở các xứ khác có thể được nhân bản và xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình trên thế giới
Chia sẻ :